NGUYÊN LÍ VỀ LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

 NGUYÊN LÝ  VỀ LIÊN HỆ

PHỔ BIẾN

25/11/2021 

TRIẾT HỌC MARX-LENIN

NHÓM 9 NGÀNH KIẾN TRÚC NỘI THẤT 






1. Khái niệm mối liên hệ : 

- Triết học Marx-Lenin industry 4.0: Mối liên hệ phổ biến là vạn vật kết nối (Internet of things, viết tắt IoT) . 

- “Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương  hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối  tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau . 

2. Tính chất của mối liên hệ: 

a. Tính khách quan : 

- Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau 

- Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần.

- Có các mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau ( mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của nhận thức )... 

Các mối liên hệ, tác động đó- suy đến cùng, đều là sự quy dịnh, tác động qua  lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng . 


 

b. Tính phổ biến : 

- Liên hệ diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật và quá trình hiện thực. - Bất kỳ không gian, thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện  tượng khác. 

- Trong một sự vật hiện tượng thì bất kỳ thành phần, yếu tố nào cũng có mối  liên hệ với thành phần, yếu tố khác 

c. Tính đa dạng : 

- Mối liên hệ bên trong >< Mối liên hệ bên ngoài 

- Liên hệ chủ yếu >< Liên hệ thứ yếu 

- Liên hệ tất nhiên >< Liên hệ ngẫu nhiên 

- Liên hệ trực tiếp >< Liên hệ gián tiếp 

- Liên hệ cơ bản và không cơ bản 

Để phân loại các mối liên hệ như trên, phải tùy thuộc vào tính chất và vai trò  của từng mối liên hệ. Tuy vậy, việc phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối,  bởi vì các mối liên hệ của các đối tượng là rất phức tạp, không thể tách chúng  ra khỏi tất cả các mối liên hệ khác. Mọi liên hệ còn cần được nghiên cứu cụ thể 

trong sự biển đổi và phát triển cụ thể của chúng . 

3. Giá trị phương pháp luận : 

o Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Khi  xem xét sự vật , hiện tượng, quá trình phải xem xét tất cả các mối liên hệ giữa  chúng với các sự vật, hiện tượng khác, đặt chúng trong những điều kiện  không gian và thời gian nhất định. 

o Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chống lại cách xem xét phiến diện, một chiều,  siêu hình, chỉ thấy cây mà không thấy rừng 

o Tuy nhiên, xem xét toàn diện không có nghĩa là đồng loạt, bình quân mà phải  đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ, có như thế mới nhận thức  được bản chất của sự vật, hiện tượng, sự việc và giải quyết vấn đề thấu đáo,  đúng đắn toàn diện và có hiệu quả cao. Đó cũng chính là hoạt động theo quan  điểm lịch sử- cụ thể. 

o Quan điểm lịch sử - cụ thể : Trong việc nhận thức và xử lí các tình huống  cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng và tình huống đặc thù

 

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9

STT 

HỌ VÀ TÊN 

MSSV

Nguyễn Thị Khánh Huyền 

21140067

Nguyễn Thị Thanh Tâm 

21140081

Lương Nhật Anh Thư 

21140085

Nguyễn Ngọc Kiều Trang 

21140087

Nguyễn Ngọc Như Ý 

21140091





Đăng nhận xét

0 Nhận xét