CON NGƯỜI CÓ THỂ TẠO RA ROBOT CÓ IQ VÀ EQ HAY KHÔNG ?




THẢO LUẬN NHÓM
MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN 

 CÂU HỎI : Con người có thể tạo ra được 1 robot trí tuệ nhân tạo  có cả trí thông minh IQ và EQ không ? Tại sao ? 

- Trước hết, chúng ta cần hiểu EQ là gì? EQ là viết tắt của Emotional Intelligence Quotient Emotional Intelligence - được định nghĩa đơn giản là khả năng nhận biết, quản lý và thể hiện cảm xúc của một người, cũng như khả năng nhận biết và đồng cảm với cảm xúc của  người khácTrí thông minh cảm xúc bao gồm : 

a. Năng lực cá nhân (personal competence ) : là khả năng nhận biết cảm xúc của  bản thân, từ nhận biết dẫn đến khả năng quản trị hành vi và hướng giải quyết 
vấn đề của bản thân.

b. Nhận thức về bản thân (self awareness) 

c. Khả năng quản trị bản thân( self management) 

d. Năng lực xã hội( social competence): là khả năng hiểu được tâm trạng, hành  vi và động cơ của người khác, từ đó biết cách tương tác một cách hiệu quả,  hướng đến cải thiện và xây dựng quan hệ bền vững 

e. Nhận thức xã hội( Social awareness): Là khả năng nhận biết chính xác cảm xúc  của người khác và thật sự hiểu đúng tại sao người ta lại có cảm xúc như vậy

f. Quản trị quan hệ( relationship management): Là khả năng sử dụng nhận  thức cảm xúc của bản thân và người khác để quản trị những tương tác giữa ta  với mọi người một cách thành công . 

- Về IQ : IQ là viết tắt tiếng anh của Intelligence Quotient, hay được hiểu là chỉ số thông  minh của não bộ con người. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy,  phản xạ, nhanh nhạy và ngược lại. 

Robot có thể thay thế một số ngành nghề đòi hỏi chỉ số IQ cao như : Chuyên viên phân tích tín dụng : khả năng được tự động hoá: 97,9% Nhân viên ngân hàng : Khả năng được tự động hoá: 98,3% 

Người lắp ráp và điều chỉnh thiết bị căn thời gian : Khả năng được tự động hoá:  98,5% 

Người ghi sổ sách kế toán : Khả năng được tự động hoá: 97,6% 

Trợ lý luật sư : Khả năng được tự động hoá: 97,6%






=> Do đó việc con người có thể tạo ra một con robot trí tuệ nhân tạo có cả trí thông minh IQ và EQ là không thể. Ví dụ như hãy tưởng tượng quản lý của bạn là một người có EQ thấp, họ sẽ không thể giao tiếp với bạn một cách hiệu quả, không hiểu tại sao bạn phải làm việc từ xa vì lý do cá nhân, không thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng, đơn giản vì họ không hiểu. Đúng là đã có những robot được phát triển trí thông minh nhân tạo để đọc các tín hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người, nhất là trong các tình huống phức tạp. Chúng có thể ghi nhận cảm xúc, nhưng xây dựng mối quan hệ và thể hiện sự đồng cảm với khách hàng, với đồng nghiệp lại là câu chuyện khác .Một bài báo dự đoán về việc robot sẽ thay thế giáo viên vào năm 2027,tuy sẽ đến trước với các nước phát triển, sự băn khoăn được đặt ra là máy sẽ dạy con em mình cái gì? Dạy cho thế hệ trẻ của nhân loại trở thành máy hết ư? Vì máy làm sao dạy cho người trở thành người được? Vậy nên, trong thế kỷ 21 này, EQ là một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu để người vẫn có thể là người, vẫn có thể điều hành thế giới này để thế giới là thế giới của người, không phải máy.





THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 

STT 

HỌ VÀ TÊN 

MSSV

Nguyễn Thị Khánh Huyền 

21140067

Nguyễn Thị Thanh Tâm 

21140081

Lương Nhật Anh Thư 

21140085

Nguyễn Ngọc Kiều Trang 

21140087

Nguyễn Ngọc Như Ý 

21140091




Đăng nhận xét

0 Nhận xét