NHẬP MÔN TRIẾT HỌC

Lớp : Triết học Mác-Lênin 71.
GV: Trần Phương Thảo.


GIỚI THIỆU MÔN HỌC.

Triết học là gì?

     - Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ.
     - Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy ý trong việc lập luận..


Những lợi ích chung mà bộ môn này mang lại ?

      Kích thích khả năng đặt câu hỏi, đặt vấn đề và tìm ra giải pháp.
       - Hình thành tư duy đa chiều, toàn diện.
       - Nâng cao khả năng lập luận.

MỤC TIÊU MÔN HỌC.

   Kiến thức.

      - Nắm được kiến thức cơ bản nhất của triết học Mac-lenin : vấn đề cơ bản của triết học, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lich sử.

      - Phân tích, so sánh một số quan điểm trong triết học trong lịch sử để thấy được tính khoa học, cách mạng của triết học Mac-lenin.

   Kỹ năng.

    - Làm việc nhóm.

    - Tư duy, lý luận, phản biện.

    - Sáng tạo.

    - Đọc hiểu thuật ngữ triết học bằng tiếng anh.

  Thái độ.

    - Tích cực trao dồi kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

    

PHILOSOPHY HEALTH CHECK.



CÁC HOẠT ĐỘNG. 

     - Vẽ sơ đồ từ duy.



     - Thuyết trình về mục tiêu môn học.


CẢM NHẬN VỀ LỚP HỌC

   Cảm nhân chung của tôi về lớp học những ngày đầu chính là một tập thể tích cực, năng động. Chúng tôi được học tập theo mô hình lớp học đảo ngược mà cô đã đưa ra. Thật ra ban đầu tôi rất bỡ ngỡ, bởi vì mười hai năm đến sách của tôi chỉ có ngồi và nghe, thầy cô luôn luôn tìm đủ mọi cách trên đời, cốt chỉ để nhói nhiều kiến thức vào đầu óc cho những đưa học trò thân yêu. Nhưng đối với phương pháp học tập này, chúng tôi sẽ phải tự tìm hiểu kiến thức và học cách đặt ra vấn đề. Tôi thật sự rất thích loại hình học tập này, bởi nó khiến tôi chủ động, tích cực hơn trong việc trao đổi kiến thức.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét