VAI TRÒ CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG CỤ LAO ĐỘNG



THẢO LUẬN NHÓM
MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN 


VAI TRÒ CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỪ 1.0 LÊN 4.0
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất


\

      Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đặc trưng là tính cơ khí hóa máy chạy bằng thủy lực và hơi nước, tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải. Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử nhân loại  

      Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, gắn liền với các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất, mở đầu từ ngành dệt ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều nước khác, trước hết là Mỹ, các nước châu  u và Nhật Bản. Mở đầu cuộc cách mạng này, nền sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.

      Trong số những thành tựu kỹ thuật có ý nghĩa then chốt trong giai đoạn này trước hết phải kể đến sáng chế “thoi bay” của John Kay vào năm 1733 có tác dụng tăng năng suất lao động lên gấp đôi. 

      Ngành dệt may: Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy.. Năm 1785, linh mục Edmund Cartwright cho ra đời một phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

      Năm 1764, John Ha-gơ-rếp sáng chế xe kéo sợi, làm tăng năng suất gấp 8 lần. 

      Năm 1769, Richard Arkwright cải tiến công nghệ kéo sợi bằng súc vật, sau đó là bằng sức nước 

      Năm 1784, James Watt sáng chế máy hơi nước, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào

      Ngành luyện kim: Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc.

      Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép, khắc phục được những nhược điểm của chiếc máy trước đó.

      Ngành giao thông vận tải: Chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước vào năm 1804. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Châu Mỹ.

      Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời, khai sinh hệ thống đường sắt ở châu  u và châu Mỹ. 

      Sau những bước khởi đầu ở nước Anh, cách mạng công nghiệp đã nhanh chóng lan rộng ra phạm vi thế giới và trở thành hiện tượng phổ biến đồng thời mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản.


      Cách mạng công nghiệp- thành quả nỗ lực của các nước TBCN Thế giới đã và đang chứng kiến sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa tư bản (CNTB). Ra đời sau song chính các cường quốc tư bản đó lại đang làm nên thời đại hoàng kim của nền kinh tế thế giới. Con người được tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu của bản thân, được thể hiện mình ở bất kỳ nơi đâu, bất kể người đó là ai.Để có được thành quả đó chúng ta không thể không kể đến bước ngoặt trên con đường phát triển của bản thân mỗi cường quốc tư bản trên thế giới hiện nay. Đó chính là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ( CMCN). Vậy CMCN là gì? Có thể hiểu CMCN là qúa trình thay thế kĩ thuật thủ công bằng kĩ thuật cơ khí, là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế- xã hội, văn hoá và kĩ thuật. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ dựa trên lao động chân tay là chủ yếu, được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới diễn ra ở nước Anh ( 1870), sau đó lan sang Pháp, Đức, Nga, Mỹ, Nhật… Càng về sau do điều kiện học hỏi được kinh nghiệm của các nước đi trước, thời gian thực hiện CMCN diễn ra nhanh hơn và thành quả mà nó đem lại càng rõ rệt. Cuộc CMCN ở Anh gắn liền với cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất song nó không chỉ là hiện tượng thuần tuý mà còn có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn và tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Có thể coi CMCN ở Anh là khơi mào cho hàng loạt những thay đổi sau đó của bộ mặt thế giới. Máy móc thay thế dần con người, công nghiệp lên ngôi chiếm dần vị trí chủ chốt và dần là chiếm tỉ trọng chủ yếu trong GDP của các nước. CMCN lần thứ nhất đã làm thay đổi vị thế của nước Anh, trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới, là công xưởng của thế giới ( năm 1848 sản lượng công gnhiệp Anh chiếm 45% tổng sản lượng công nghiệp thế giới), nươc Anh trở thành trung tâm thương mại và tài chính quốc tế ( năm 1870 khoảng 38% mức lưu chuyển hàng hoá qua nước Anh) Nước Mỹ từ một nước kém phát triển do hậu quả của nhiều năm làm thuộc địa, bị kìm hãm đã dần trở thành nước có vị thế cao trên thế giới. Giá trị sản phẩm dệt tăng từ 2,6 triệu USD năm 1778 lên 68,6 triệu USD năm 1860.



      Luyện kim năm 1810 sản lượng là 33908 tấn, 1870 : 68700 tấn, giao thông vận tải cũng phát triển không ngừng đặc biệt là ngành đường sắt năm 1830 : 36,8km đến năm 1850 : 14400km, cho tới 1860 con số đó đã lên tới 49000km CMCN đã biến nước Nhật từ một nước nghèo nàn, trong nước không đáp ứng đủ lương thực, nền kinh tế chỉ dựa vào nông nghiệp là chính, tài nguyên thiên nhiên hạn chế… thành một nước có nền kinh tế phát triển. Nông sản không chỉ đủ ăn mà còn có thể xuất khẩu. Từ năm 1883 - 1913 sản lượng khai thác than tăng 8,2 lần từ 5,3 triêu tấn lên 21,3 triệu tấn, sản lượng đồng tăng 12,5 lần từ 5,3 lên 66,5 triệu tấn … Để có thể tiến hành CMCN thì cần có là điều kiện về tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và chính trị mà cụ thể hơn chính là nguồn vốn, khoa học công nghệ, máy móc kỹ thuật, con người ( nhà tư bản, chính phủ…), vị trí địa lý… Về chính trị, hầu hết các cuộc CMCN đều được sự hỗ trợ và hậu thuẫn đáng kể từ phía chính phủ ( trừ Mỹ khi đó vẫn đang bị chia thành 2 vùng với 2 chính sách cai trị khác nhau). Ở Anh, nhà nước đưa ra những chính sách bảo hộ mậu dịch, hỗ trợ việc xuất- nhập khẩu máy móc thiết bị (sau một thời gian dài cấm đoán). Còn ở Nhật chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong cuộc CMCN. Chính phủ phát triển giao thông, đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng rồi bán lại với giá ưu đãi… Cùng với đó nhà nước còn ban hành những chính sách hỗ trợ việc đầu tư phát triển, thúc đẩy doanh nghiệp cũng như các nhà tư bản tham gia sản xuất, thương mại. Về cơ bản tính chất của các cuộc CMCN là như nhau. Đều bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, trải qua một khoảng thời gian khá dài và theo một tuần tự nhất định từ thấp đến cao. Tuy nhiên, do đặc điểm về điều kiên tích luỹ vốn ban đầu, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện tự nhiên của các nước khác nhau là khác nhau nên quá trình CMCN diễn ra có phần nào đó khác biệt. Ví như ở Anh chúng ta thấy CMCN xuất hiện và bùng nổ đầu tiên ở đây, nguồn lực kinh tế, tự nhiên của Anh rất mạnh trong khi đó Nhật Bản và Mỹ thì trái ngược. Nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển song song và hỗ trợ lẫn nhau đối với Anh và Mỹ nhưng ở Nhật thì họ không chú trọng phát triển nông nghiệp, thậm chí có thể nói nông nghiệp bị bỏ xa và trở nên lạc hậu vô cùng.


      Vai trò chủ đạo cũng như khởi xướng CMCN ở Anh và Nhật hoàn toàn khác nhau, một bên đề cao vai trò của các nhà tư bản đi đầu còn bên kia thì vai trò chính lại là nhà nước chuyên chế …Khác biệt song CMCN đều diễn ra ở những nước này và đều đem laị những thành công vượt bậc. Cách mạng công nghiệp bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hoá của ngành công nghiệp dệt. Sau đó với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đã sử dụng ngày càng nhiều với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt. Bên cạnh đó giao thông được nâng cấp,hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác.Với sự bùng nổ của CMCN, nhu cầu về cải tiến kĩ thuật, phương thức sản xuất tiên tiến đã thúc đẩy không ít ngành công nghiệp mới ra đời và phát triển Khả năng lao động và sáng tạo của con người được phát huy cao độ, kĩ thuật cơ khí hoá ngày càng sâu rộng trong tất cả các ngành các lĩnh vực. Chính những nguyên nhân khách quan đó mà cá nhà kinh tế,các nhà nghiên cứu ngày nay đã phải thừa nhận :“ Trong vòng chưa đầy một trăm năm giai cấp tư sản đã phát triển lực lượng sản xuất nhiều hơn, mạnh hơn tất cả các thế hệ trước cộng lại”. Nền sản xuất công nghiệp phát triển, kĩ thuật sản xuất được cải tiến, quá trình chuyên môn hoá lao động khiến cho giá thành sản phẩm rẻ, tạo động lực thúc đẩy buôn bán giao lưu mở rộng buôn bán. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, muốn có lợi nhuận thì bắt buộc các nhà tư bản phải tạo ra sự khác biệt và đổi mới không ngừng. Chính điều này lại là tiền đề phát triển một số ngành mới như nhu cầu về tài chính, vốn đầu tư… thì tư bản tài chính, tài phiệt ra đời… Ở Nhật Bản thời kì này đã xuất hiện Ngân hàng nhà nước nhằm điều tiết và ổn định lượng tiền cung ứng cho các nhà tư bản Cách mạng công nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển trên quy mô rộng vì thế đòi hỏi nguồn lực, nhân công lao động có tay nghề.



      Điều này thúc đẩy sự phân hoá của xã hội thành các giai cấp khác nhau, nông dân thời kì này rơi vào bần cùng hoá và trở thành người không có tư liệu sản xuất và buộc họ phải bán sưc lao động đi làm thuê là chủ yếu. Sự bùng nổ của quá trình đô thị hóa khiến tỉ lệ dân thành thị tăng đột biến và ở nông thôn giảm nhanh. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm và các tệ nạn xã hội gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo, sự phân biệt giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội trở nên sâu sắc. Người ta thường nói, sự phát triển đi kèm với nó là sự bóc lột, dù ở hình thức tinh vi nào đi chăng nữa thì các nhà tư bản muỗn có lợi nhuận cao buộc phải hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc một là họ phải giảm chất lượng sản phẩm bằng việc sử dụng nguyên liệu kém hơn. Song điều đó có lẽ sẽ là sai lầm nghiêm trọng trong nền kinh tế cạnh tranh như vậy. Và điều tất yếu là họ sẽ quay lại bóc lột công nhân của mình. Lực lượng công nhân chủ yếu là nông dân, không có ruộng đất hoặc mất ruộng đất. Bóc lột xảy ra, mâu thuẫn cũng sẽ xảy ra. Hệ quả quan trọng của nó là sự ra đời của giai cấp vô sản, song song tồn tại và đối lập với giai cấp tư sản về hệ tư tưởng, quyền lợi, địa vị và vai trò xã hội. Có thể nói, CMCN làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thế giới cả về chất lẫn về lượng. Sự phân hoá xã hội thành các giai cấp tầng lớp khác nhau, sự phân biệt giàu nghèo… Sản lượng của nền kinh tế tăng vượt bậc, hàng loạt những phát minh sáng chế ra đời nhằm cải tiến phương thức sản xuất, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ. Sự thay đổi cơ cấu ngành từ nông ngiệp sang công nghiệp, vai trò của máy móc được nhấn mạnh, con người giữ vai trò là nhân tố tạo ra sự đột biến nhờ việc phát minh càng nhiều máy móc và công nghệ hiện đại. Ngày nay, người ta vẫn thường nói đến CMCN lần thứ nhất với cái nhìn đầy cảm phục. Thành quả và tác động mà nó đem lại cho xã hội thời kì đó nói chung và cho nền kinh tế thế giới hiện nay nói riêng là không gì có thể phủ nhận. Việt Nam hiện đâng trong quá trình đổi mới không ngừng nhằm hoàn thiện đất nước.

      Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của chúng ta có thể coi là một biến thể của cách mạng công nghiệp đã được cải tiến để phù hợp với mục tiêu tiến lên xã hội chủ nghĩa và sớm tửo thành một nước công nghiệp hiện đại.

2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2

      Các cuộc cách mạng xã hội có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; mới thay thế được hình thái kinh tế – xã hội cũ bằng hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn. Cách mạng xã hội là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế – chính trị – văn hóa – tư tưởng. Trong các thời kỳ cách mạng xã hội, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một cách cao độ, như C.Mác đã nói: cách mạng xã hội là đầu tàu của lịch sử. 


      Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ và rõ nét vai trò của cách mạng xã hội qua bốn cuộc cách mạng xã hội đưa nhân loại trải qua 5 hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp nhau là: Cuộc cách mạng xã hội thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế – xã hội nguyên thuỷ lên hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ; cuộc cách mạng chuyển chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến; cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa; cuộc cách mạng vô sản lật đổ chủ nghĩa tư bản, xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa và tiến lên cộng sản chủ nghĩa.

       Cuộc cách mạng vô sản là một kiểu cách mạng xã hội mới về chất. Nếu tất cả các cuộc cách mạng xã hội trước chỉ là sự thay thế hình thức của chế độ chiếm hữu tư nhân, thay thế hình thức người bóc lột người, thì cách mạng vô sản nhằm xây dựng xã hội mới không có giai cấp để giải phóng triệt để con người. Đó là sự chuyển biến sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại. 


      Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ những năm 1870 đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Gắn liền với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp :Anh, Đức và Hoa Kỳ. Là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật. Chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ. Sử dụng năng lượng điện và sản xuất ra dây chuyên sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Được đánh dấu bằng những thành tựu to lớn: Ô tô, máy bay, đèn sợi đốt, điện thoại, tua bin hơi,… Bên cạnh đó còn có sự phát triển của các ngành vận tải, sản xuất thép, điên, hóa học và đặc biệt nhất là sản xuất và tiêu dùng.
Cuộc cách mạng 2.0 đã tạo dựng tiền đề và cơ sở để nền công nghiệp ngày càng phát triển hơn. Biến khoa học thành một ngành khoa học đặc biệt. Nhiều sáng chế được ra đời trong thời kỳ này, nhưng đỉnh cao nhất thì phải nhắc đến truyền thông và động cơ: Truyền thông: Phát minh cốt yếu nhất trong lĩnh vực truyền thông đầu tiên là kỹ thuật in ấn tang quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước. Tiếp của sự thành công máy sản xuất giấy cuộn dựa trên kỹ thuật in ấn mà ra đời. Nguyên liệu Làm giấy được thay thế bằng bột gỗ. Với sự truyền bá kiến thức của nước Anh thuế giấy bị xóa bỏ dẫn đến sự phát triển của báo chí và tạp chí. Thời gian này máy công cụ có khả năng chế tạo các thiết bị chính xác trong máy khác tại Mỹ có sự tăng trưởng. Dây chuyền sản xuất hàng tiêu dùng ra đời. Động cơ: Ở cuộc cách mạng này, động cơ đốt phát triển ở một số cường quốc lớn, họ cùng nhau trao đổi ý tưởng và sáng chế được nhiều phát minh mới. Động cơ đốt trong chạy trên khí than đá đầu tiên đã được phát triển do Etienne Lenoir ở Pháp, nơi mà nó đã có một số thành công hạn chế như là một động cơ nhỏ trong công nghiệp nhẹ. Năm 1860 động cơ đốt đầu tiên ra đời, được thử nghiệm làm động lực cho ô tô sơ khai ở những năm 1870. Gottlieb Daimler người nước Đức đã sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu của xe ô tô thay cho khí than. Sau đó Henry Ford đã chế tạo ra ô tô hoạt động với động cơ đốt trong. Động cơ xăng hai kỳ cũng được phát minh trở thành nguồn năng lượng của người nghèo, là nguồn năng lượng tin cậy của các cơ sở sản xuất trong thời điểm này. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời đã mở ra kỷ nguyên của sản xuất hàng loạt, thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa được lan rộng ra nhiều nước như Nhật Bản, Nga,… Cuộc cách mạng đã tạo ra những tiền đề thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội có quy mô thế giới.

3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3

      Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 còn được gọi là cách mạng kỹ thuật số (Digital Revolution) hay cách mạng 3.0. Cuộc cách mạng này đề cập đến sự phát triển của công nghệ, từ những thiết bị điện tử, cơ khí đơn bình thường đến công nghệ kỹ thuật số hiện đại. Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 chính thức khởi động từ năm 1950 đến cuối những năm 1970. Có thể nói, đây là sự khởi đầu của kỷ nguyên Thông tin.

      Hệ thống máy tính và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật số xuất hiện trong Cách mạng 3.0 vẫn còn được áp dụng đến ngày nay. Những biến đổi do công nghệ điện toán và truyền thông kỹ thuật số đã tác động mạnh mẽ đến đời sống con người trên nhiều phương diện.

      Cuộc cách mạng này đặt trọng tâm là sản xuất và ứng dụng các công nghệ dẫn xuất, logic kỹ thuật số, IC (chip mạch tích hợp), MOSFET,… Một số giải pháp công nghệ mà chúng ta đang sử dụng cũng hình thành từ cách mạng công nghiệp lần thứ 3 như: Internet, máy tính, bộ vi xử lý, điện thoại di động kỹ thuật số,…

      Cách mạng Kỹ thuật số đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh truyền thống. Năng suất lao động ngày càng tăng, tạo tiền đề thúc đẩy cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện khi nào?

      Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 khởi phát bởi sự ra đời và sức ảnh hưởng của công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất, điện tử. Ngoài những cái tên đã đề cập phía trên, Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 còn được gọi là Cách mạng Máy tính hay Cách mạng Số.

      Ngoài ra, tiết kiệm tài nguyên và nguồn lực xã hội cũng là động lực chính để bắt đầu hình thành Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3. Trong giai đoạn này, các chi phí về sản xuất giảm đáng kể. Điều này mang lại những giá trị thiết thực cho các ngành nghề nông-lâm-thủy sản, xây dựng, dịch vụ, công nghiệp.

      Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ Hydro và Internet, khả năng lưu trữ, chia sẻ và phân tán năng lượng rộng rãi hơn. Đây được xem là bước khởi đầu cho hành trình cải cách năng lượng xanh.

Internet

      “Kỷ nguyên của những gã khổng lồ” ra đời vào năm 1974 và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay. Những giá trị mà Internet mang lại cho nhân loại không thể nào phủ nhận được. Theo Wikipedia, có gần 3 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet (46,64%) năm 2017. Các cụm từ như “cư dân mạng” hay “cộng đồng mạng” dần trở nên quen thuộc hơn. Đây chính là minh chứng cho sự phổ biến của Internet.

SMAC

      SMAC là viết tắt của các cụm từ: Social Media (Mạng xã hội), Mobile (Công nghệ di động), Analytics (Công nghệ phân tích), Cloud (Điện toán đám mây).

      Social Media: Là một hình thức kết nối mới, giúp người dùng kết nối và giao tiếp với theo dựa trên một nền tảng nhất định.

      Mobile: Là phương tiện giao tiếp hiện đại của con người, tạo ra một phương thức liên lạc, mua sắm và làm việc mới.

      Analytics: Công nghệ phân tích giúp doanh nghiệp nắm bắt được hành phi mua sắm của khách hàng. Thông qua dữ liệu, doanh nghiệp có thể khai thác các thông tin hữu ích về người tiêu dùng. Đây là một giải pháp hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định Marketing đúng đắn và phù hợp.

      Cloud: Điện toán đám mây đã tạo ra bước phát phát triển mới trong quá trình lưu trữ. Giải pháp này giúp việc truy cập công nghệ và dữ liệu hiệu quả hơn. Đồng thời, Cloud giảm bớt gánh nặng về ngân sách cho doanh nghiệp, tăng tốc độ phản ứng với các biến chuyển trên thị trường cũng giải xử lý những vấn đề nội bộ.

Big Data


      Big Data (dữ liệu lớn) là nguồn “khoáng sản” dồi dào trong lĩnh vực truyền thông, tiếp thị. Đây là những tập dữ liệu có khối lượng khổng lồ và vô cùng phức tạp. Big Data vượt quá khả năng kiểm soát, phân tích và lý giải của các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống. Các tập dữ liệu này có thể là dữ liệu cấu trúc, phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc. Chúng được tận dụng và khai thác để tìm hiểu insights khách hàng.

Một số thành tựu khác

      Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 tạo động lực hình thành và phát triển nền xã hội văn minh – thế kỷ 21. Bên cạnh Internet hay các thiết bị di động được kết nối mạnh mẽ với nhau giúp định hình lại quá trình giao tiếp, Cách mạng 3.0 còn mở ra nhiều chương mới về lĩnh vực kỹ thuật số như:

      Mạng lưới máy bay không người lái dựa trên điện Hydro và phương tiện tự vận hành.

      Hệ thống robot xã hội linh hoạt.

      Máy in 3D hiện đại và công nghệ nano.

      Trí tuệ nhân tạo thay thế con người trong các tác vụ mang tính lặp lại.

      Ống nano carbon, nhựa sinh học và graphene

Cây trồng biến đổi gen, viễn thám, trồng cây theo toa.

      Nông nghiệp đô thị, kinh tế vũ trụ, vệ tinh nano và robot không gian.

      Những thành tựu được hình thành từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 phải nói là nhiều đáng kể. Chúng giúp thay đổi toàn bộ cách thức vận hành, biến mọi thứ phức tạp thành đơn giản hơn. Ngoài ra, hiệu suất làm việc và chi phí lao động cũng được cắt giảm trong cuộc cách mạng mang tính bước ngoặt này.

      Cuộc cách mạng Công nghiệp lần 3 tạo ra một bước tiến mới về kỹ thuật số hiện đại. Lịch sử cho thấy, những ai chủ động đón nhận và dẫn đầu các cuộc Cách mạng Công nghệ sẽ gặt hái được nhiều lợi ích và thành công.

FAQs về cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3

      Thế nào là World Wide Web?

      World Wide Web được viết tắt là “www”. Đây được xem là một mạng lưới thông tin toàn cầu. Tại đây, người dùng có thể khai thác, chia sẻ, tìm hiểu mọi thông tin qua mạng Internet. World Wide Web được xác định dựa trên URL được gán và các liên kết khi truy cập mạng. Thuật ngữ này có mối liên hệ với các trang HTML kết nối với nhau.

4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

      Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển trên 3 trụ cột chính là kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý, gồm có: Trí tuệ nhân tạo (AI); Internet kết nối vạn vật (IoT); Robot, 3D, Big Data.

      Công nghệ số là công nghệ về các tài nguyên số, khởi đầu từ giữa thế kỷ trước, đã và đang thay đổi nhiều lĩnh vực. Có hai khía cạnh của công nghệ số, một là việc số hóa và hai là việc quản trị và xử lý các dữ liệu được số hóa.

      Công nghệ số có phần chung rất lớn với công nghệ thông tin, đó là phần quản trị và xử lý dữ liệu được số hoá. Trải qua các làn sóng của công nghệ số, những đột phá trong thời gian gần đây như điện toán đám mây, thiết bị di động thông minh, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật (IoT)… đang tạo điều kiện cho sản xuất thông minh được thực hiện rộng rãi, mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

      Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực làm cho máy tính không những biết tính toán mà còn có các khả năng của trí thông minh con người, các khả năng lập luận, hiểu ngôn ngữ và biết học tập. Lĩnh vực học máy (machine learning) hướng đến mục đích máy có thể tự học để nâng cao năng lực hành động, một lĩnh vực sôi động nhất của trí tuệ nhân tạo.

      Rất nhiều đột phá trong công nghệ sinh học và công nghệ nano những năm qua, và các công nghệ này cũng liên quan rất nhiều đến công nghệ số. Gần đây, việc số hóa trong sinh học phân tử đã trở nên dễ dàng với giá rẻ hơn rất nhiều. Lĩnh vực tin - sinh học dựa vào các phương pháp của học máy để phân tích nguồn dữ liệu sinh học khổng lồ nhằm khám phá các hiểu biết về sự sống đang góp phần vào những tiến bộ của công nghệ sinh học, mở ra nhiều triển vọng cho y học, nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Công nghệ nano cũng có những bước tiến hứa hẹn dựa vào công nghệ số.

Vai trò của chuyển đổi số

      Có thể hiểu, CĐS là tổng thể công nghệ số hóa dữ liệu và ứng dụng dữ liệu dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Công nghệ ở đây được hiểu là một hệ thống, trong đó có trang thiết bị kỹ thuật số, có các chương trình kỹ thuật số, có dữ liệu đầu vào ở dạng số, có con người, có phương thức tổ chức hoạt động… liên kết, tác động qua lại lẫn nhau và cho kết quả đầu ra những sản phẩm có hiệu suất lớn về giá trị sản xuất.

      Về vị trí, có thể thấy CĐS là nội dung cơ bản trong trụ cột kỹ thuật số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. CĐS đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hiện nay, khái niệm CĐS đã trở nên phổ biến, lan tỏa trên toàn xã hội. Trong đó, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước là những tổ chức tiên phong và xem CĐSlà xu thế bắt buộc, tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh và thực hiện thành công chiến lược xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội thông minh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.


      Theo khảo sát năm 2018 của IDC, CĐS đã trở thành chiến lược của các doanh nghiệp, tổ chức trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số, 30% lãnh đạo doanh nghiệp xem CĐS là vấn đề sống còn.

      CĐS đối với doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước giúp xây dựng nên những cơ sở dữ liệu từ giá trị thực (biến đổi giá trị nghe, nhìn, cảm nhận được từ thế giới thực) sang dạng số (dạng điện toán được lưu trữ trên máy tính), nên rất thuận lợi cho việc quản lý, khai thác sử dụng. Dữ liệu số hóa đã trở thành tài sản của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Dữ liệu ngành càng được bổ sung, liên kết, tích hợp với nhau đã giảm được nhiều kinh phí xây dựng dữ liệu đơn lẻ, không đồng bộ như trước đây.

      CĐS giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước không những giải quyết công việc hiện tại hiệu quả mà quan trọng hơn là hoạch định được tầm nhìn chiến lược để thực hiện Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có hiệu quả nhất. Thay đổi phương thức quản lý của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng đơn giản về cơ cấu, logic, kế thừa và hiệu quả về hoạt động, hội nhập với quốc tế. Tạo ra những thay đổi lớn trong chuỗi giá trị hàng hóa và cung ứng sản phẩm; tự động hóa nâng cao hiệu suất công việc, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh, gia tăng mạnh mẽ giá trị sản xuất, chất lượng dịch vụ công.





Đăng nhận xét

0 Nhận xét