TRIẾT HỌC QUA CÁC THỜI KỲ

 



1. Triết học thời cổ, trung đại.



 - Xuất hiện lần đầu vào khoảng 2500 năm ở Ấn Độ, Trung Hoa và Hy Lạp cổ đại.

 - Hệ thống triết học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại mang tính duy vật tự phát và tính biện chứng ngây thơ. - Hình thức biện chứng đầu tiên trong lịch sử triết học là phép biện chứng cổ đại, đại biểu lớn nhất là Hêraclít.

 - Đêmôcrít đưa ra Thuyết nguyên tử của chủ nghĩa duy vật được; ý tưởng đó của ông được Êpiquya và Lu cờ ren ci phát triển.

 - Platôn là Nhà triết học đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm ,người phát triển biện chứng sâu sắc mối liên hệ của các khái niệm - Arítxtốt - người đã tạo ra hệ thống chung nhất về khối lượng của tri thức khoa học-triết học. 

 2. Triết học thời Trung cổ. (TK V-XV)



- Chú trọng vào thần học.

 - Thiên chúa giáo đã ngự trị thế giới quan ở Tây Âu.

 - Giai đoạn đầu của triết học Thiên chúa giáo trong thời kỳ Trung cổ là Pa tri xti ca.

 - Thế kỷ từ IX đến XII, Chủ nghĩa kinh viện được coi là mục đích của triết học trong sự biện giải của các nhà giáo điều. 

- Thế kỷ XI đến XIV xẩy ra cuộc tranh luận giữa thuyết duy thực với thuyết duy danh là biểu hiện đặc thù của cuộc đấu tranh giữa xu hướng duy vật và xu hướng duy tâm. 

- Mâu thuẫn giữa đức tin và lí trí.

 3. Triết học thời Phục hưng.(1355-1650). 



- Chủ nghĩa tư bản phải thay thế chủ nghĩa phong kiến. 

- Tôn giáo không còn độc quyền chi phối xã hội.

- Thay thế phương pháp kinh viện của tư duy bằng phương pháp tiếp cận thế giới hiện thực.

 - Nguyên lý chủ nghĩa duy vật, thành tố của phép biện chứng ra đời và phát triển; nhưng chủ nghĩa duy vật thời đó là chủ nghĩa duy vật máy móc và siêu hình.

 - Những nhà tư tưởng vĩ đại thời kỳ Phục hưng như Côpécníc (1473-1543, Ba lan), Galilê (1564-1642, Italia), Mônten, Campanella v.v.

 4. Triết học thời cận đại. (1600-1900) .


- Ph.Bêcơn là người đầu tiên sinh ra chủ nghĩa duy vật thời cận đại Ph.Bêcơn .

- T.Hốpxơ là người sáng lập ra hệ thống toàn diện đầu tiên của chủ nghĩa duy vật máy móc.

 - R.Đềcáctơ là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý, cố soạn ra một phương pháp chung cho mọi khoa học. 

- Tính chất đặc trưng của học thuyết đó là tính nhị nguyên: cái "biết suy nghĩ" và cái "quảng tính" của thực thể. 

- B.Xpinôda chống lại tính nhị nguyên của Đềcáctơ bằng chủ nghĩa nhất nguyên duy vật. 

- Lốccơ phát triển thuyết duy cảm .

 - Các tư tưởng đối lập với chủ nghĩa duy vật được phát triển bằng chủ nghĩa duy tâm chủ quan trong các phương án khác nhau của nó.

 - Liêybờnhít soạn ra học thuyết duy tâm khách quan, thể hiện một loạt các tư tưởng biện chứng. 

- Nửa cuối của thế kỷ XVIII , khủng hoảng trầm trọng của chủ nghĩa phong kiến ở Pháp và là thời kỳ của cuộc cách mạng tư sản Pháp. 

- Đặc điểm nổi bật của triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII là sự tuyệt đối hoá vai trò của ý thức trong sự phát triển của xã hội, nhận thức duy tâm về lịch sử. 

- Giai đoạn quan trọng của lịch sử triết học Tây Âu là triết học cổ điển Đức.

 - Đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức là phép biện chứng của Hêghen - Phoiơbắc chống lại triết học duy tâm và tôn giáo, phát triển học thuyết về chủ nghĩa duy vật nhân bản. 

- Vào các thế kỷ XVIII-XIX, tư tưởng triết học duy vật tiến bộ đã phát triển ở nước Nga. Tư tưởng đó đã đi vào truyền thống lịch sử của chủ nghĩa duy vật, đã tạo ra được sự phát triển của triết học cách mạng dân chủ Nga, gắn trong mình một nấc thang mới trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật trước Mác.


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9

STT 

HỌ VÀ TÊN 

MSSV

Nguyễn Thị Khánh Huyền 

21140067

Nguyễn Thị Thanh Tâm 

21140081

Lương Nhật Anh Thư 

21140085

Nguyễn Ngọc Kiều Trang 

21140087

Nguyễn Ngọc Như Ý 

21140091


Đăng nhận xét

0 Nhận xét